7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch của Trader giúp đầu tư thành công

0
891

Nếu như cảm xúc của anh em lẫn lộn thì sẽ không bao giờ thành công được đâu. Vì thế cho nên anh em cần hiểu rõ phương pháp, cách thức nhằm kiểm soát tâm lý một cách hiệu quả, logic nhất tránh đưa ra quyết định giao dịch cảm tính. Anh em mà kiểm soát được tâm lý của mình thì giao dịch sẽ thành công dễ dàng hơn và chiến thắng thị trường hơn.

Cuộc đời của anh em có thành công hay không là nhờ vào tâm lý đó. Vì thế cho nên nắm vững chiến lược quản lý tâm lý là điều tối quan trọng. Vậy tâm lý giao dịch là gì? Cùng mình tìm hiểu trong bài này nhé!

Kiểm soát tâm lý như một kỹ năng cần thiết trong mọi hoạt động đời sống. Cứ thử nghĩ mà xem anh em là một vận động viên điền kinh, thì các cảm xúc tiêu cực như thất vọng, hưng phấn, lo lắng, bồn chồn,…đều phải được quản lý một cách khoa học. Mình khẳng định với anh em một điều rằng ai cũng phải quản lý cảm xúc hằng ngày đúng không nào?

Cũng giống như thế, trên thị trường Forex – một thị trường giao dịch đầy khó khăn, khắc nghiệt, thì quản lý cảm xúc như là điều tối quan trọng mà bất kỳ Trader từ không giỏi đến chuyên nghiệp đều phải thuần thục.

Hãy cùng mình tìm hiểu bài viết ngày hôm nay có thể hiểu rõ được cách mà một Trader thành công kiểm soát tâm lý giao dịch thế nào nhé!

Let’s go!

Xem thêm

Tâm lý giao dịch trader là gì?

Tâm lý giao dịch (Trading Psychology) chính là một thuật ngữ chuyên môn chỉ toàn bộ cảm giác, cảm xúc và hành vi liên quan của một Trader khi thực hiện giao dịch trên thị trường. Cảm xúc thúc đẩy quyết định của Trader từ đó đưa tới lợi nhuận hoặc rủi ro trong giao dịch.

Theo như quan điểm của mình thì tâm lý giao dịch gồm cảm xúc tích cực hoặc cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên thì những Trader thường dễ gặp cảm xúc tiêu cực hơn là tích cực. Hai thái cực cảm xúc cần phải đặc biệt chú ý đó chính là sợ hãi và tham lam.

Chúng chi phối việc “gồng lãi” và “gồng lỗ” và tạo nên các sai lầm như bán hoảng loạn, gia tăng đòn bẩy, mua bất chấp,…và đưa ra những hành động phi lý trí khác. Cực kỳ khó để chính bản thân anh em mình có thể loại bỏ hoặc chế ngự cảm xúc này, trừ khi có cách kiểm soát cụ thể.

Trong giao dịch sẽ có hai cảm xúc thường gặp:

  • Lòng tham: Đây chính là cảm xúc làm cho một nhà giao dịch mở một vị thế quá lâu để cố gắng chắt chiu từng xu cuối cùng từ nó. Lòng tham hối thúc nhà giao dịch không ngừng mở các vị thế rủi ro và đầu cơ. Cảm xúc này thường xuất hiện nhiều nhất vào pha tăng giá của thị trường khi đầu cơ diễn ra rầm rộ.
  • Sợ hãi: Đây chính là cảm xúc ngược lại, đây chính là nguyên nhân chính làm cho mọi người hoảng loạn bán sớm cắt lỗ và chịu rủi ro. Nỗi sợ hãi, lo lắng này là nổi tiếng hơn trong thị trường gấu, làm cho một số nhà giao dịch thoát ra sớm một cách phi lý trí.

Xem thêm: 4 cảm xúc sẽ giết chết tài khoản giao dịch của bạn

7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch của Trader giúp đầu tư thành công

Tâm lý giao dịch quyết định đến sự thành bại của một Trader

? Cập nhật cách trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí

Kiểm soát tâm lý giao dịch quan trọng như thế nào?

Nếu như anh em là một nhà giao dịch điều quan trọng nhất cần phải có đó chính là hiểu rõ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Anh em cứ thử nghĩ mà xem nếu mình mất $1 hay $ 50…thì chuyện đó rất là bé, nhưng tới lúc chúng ta mất hàng ngàn đô la thì nó lại là một chuyện khác

Lo lắng, hoảng sợ, tham lam hay hưng phấn,…là tử huyệt vô hình làm cho tất cả chúng ta hành xử phi lý trí. Nếu như trong đầu tư mà nắm bắt được tử huyệt cảm xúc sẽ giúp ta có được tiền bạc, sức khỏe và cả thành công nữa.

Ông Mark Douglas – Chuyên gia hàng đầu về tâm lý giao dịch & Tác giả quyển sách nổi tiếng “Trading in the Zone”, từng phát biểu rằng:

“If your goal is to trade like a professional and be a consistent winner, then you must start from the premise that the solutions are in your mind and not in the market.” – Mark Douglas

(Tạm dịch: Nếu bạn muốn giao dịch như một chuyên gia và luôn thắng trong mọi giao dịch, thì bạn phải bắt đầu từ tiền đề giải pháp nằm trong tâm trí bạn chứ không phải trên thị trường”)

7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch của Trader giúp đầu tư thành công

Câu nói nổi tiếng của tỷ phú phố Wall – Mark Douglas

Câu nói được trích ra từ quyển sách “Trading in the Zone” của ông. Tuy là cuốn sách này đã xuất bản được hơn hai thập kỷ, nhưng mà nó vẫn được nhận xét như một tuyệt tác trong đầu tư ngày nay.

Khi anh em bắt đầu thực hiện một giao dịch, thường hay tập trung tất cả sự chú ý vào thị trường. Nói theo cách khác thì khi thị trường đi lên thì cảm xúc chúng ta vui và khi đi xuống thì chúng ta không vui. Mình nói có chính xác không? Mặc dù vậy nhưng mà, vấn đề chính không nằm ở ngoài thị trường mà đó chính là tâm lý của bản thân chúng ta.

Nếu như anh em muốn thành công thì trước tiên phải quản lý cảm xúc của mình trước đã rồi tính tiếp.

Những tâm lý giao dịch thường gặp ở các Trader

Trong đầu tư có tất cả 8 khung bậc cảm xúc

Tỷ phú Warren Buffett với phương pháp đầu tư giá trị từng phát biểu rằng: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”.

Khi anh em đầu tư, tâm lý giao dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Mặc dù vậy nhưng mà trong thực tế không phải bất kỳ Trader nào cũng có thể hiểu được, áp dụng và kiểm soát tâm lý dễ dàng.

Những cảm xúc mà Trader cần biết đó chính là:

7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch của Trader giúp đầu tư thành công

Chuỗi cung bậc cảm xúc trong giao dịch

  • Tâm lý lạc quan: Khi bước vào đầu tư, tâm lý lạc quan chính là bậc cảm xúc thứ nhất của bất cứ một ai. Với một triển vọng tích cực được vẽ nên thì chúng ta có xu hướng phấn chấn, dễ dàng ra quyết định giao dịch. Tâm lý này hay có mặt khi thị trường đi vào xu hướng Uptrend.
  • Niềm tin: Ngoài lạc quan ra thì, yếu tố niềm tin của các nhà đầu tư luôn được thể hiện rõ khi thị trường Uptrend. Ví dụ như khi trong đầu anh em nảy ra một vài ý tưởng liên quan về việc mua cổ phiếu và từ đấy tạo rót vốn không ngừng để kỳ vọng vào mức sinh lãi cao hơn.
  • Hưng phấn: Hưng phấn chính là khung bậc cảm xúc ở mức rủi ro cao nhất trên thị trường. Khi chúng ta đang ở trạng thái hưng phấn thì mọi quyết định đầu tư được xem như phi lý trí. Khi đó, chúng ta nhồi lệnh, mua đuổi và mua bất chấp một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Chính vì cảm xúc quá đỗi hưng phấn ấy, rất nhiều người đang dần lãng quên đi rủi ro mà họ đang sắp gặp phải. Ai cũng tin rằng tất cả giao dịch trên thị trường đều dễ dàng sinh lợi nhuận. Từ đấy trở đi, tạo thành làn sóng tăng mạnh trên thị trường, ai ai cũng thi nhau rót tiền vào thị trường tài chính, tiền ảo, chứng khoán, Forex.

  • Lo lắng: Diễn ra khi nhà đầu tư bắt đầu ngờ vực liên quan về số tiền mình đang nắm khi cảm thấy nguy cơ thua lỗ đang đến gần. Tuy nhiên thì sự thật rất phũ phàng, sau hưng phấn, cảm xúc lo lắng thường bị các nhà đầu tư phớt lờ, không quan tâm, chỉ vì đơn giản “Thế nào cũng tăng lại mà!”. Khi đấy, dấu hiệu thị trường đảo chiều vẫn chưa thực sự rõ nét và nhà đầu tư rất hiếm khi bán cổ phiếu trong giai đoạn này.
  • Sợ hãi: Khi thị trường càng trở nên biến động phức tạp, khó lường trước được, những nhà đầu tư bắt đầu với tâm lý sợ hãi đặt lệnh và bắt đầu suy nghĩ chắc chắn, kỹ hơn. Trong đầu họ mới bắt đầu nghĩ rằng, những cổ phiếu, tiền ảo hay cặp đồng tiền đó không thể nào tăng trở lại nữa. Khi đó, thị trường có dấu hiệu Downtrend rõ rệt và bắt đầu hiện tượng bán xuất hiện.
  • Tuyệt vọng: Khi mà mọi người trong tình trạng sợ hãi thì dần dần chuyển sang cảm xúc tuyệt vọng. Thua lỗ không ngừng, tâm lý bất ổn, nợ vay chồng chất,…và mọi thứ đi theo chiều hướng đi xuống và họ bắt đầu hành động một cách ngu dốt.

Có thể nói trong giới đầu tư đây chính là biểu hiện cuối cùng và đáng sợ nhất. Khi tuyệt vọng, thị trường bắt đầu bán tháo và xu hướng Downtrend càng rõ rệt với hàng loạt cú lao dốc liên tục. Nhà đầu tư mất niềm tin.

  • Hoảng loạn: Tới thời điểm không muốn nghĩ gì nữa các nhà đầu tư chuyển sang bán tháo, bán lỗ bằng mọi giá. Mặc dù vậy nhưng mà, đến với cảm xúc này thì có lẽ nhà đầu tư cũng đã mất mát không hề ít với những quyết định trước đó.
  • Tức giận: Cảm xúc cuối cùng đó chính là kích động và nóng giận. Họ không thắng, và không ngừng đổ lỗi cho thị trường chứng khoán, cho sàn môi giới, cho khả năng lãnh đạo của cơ quan cấp cao. Bắt đầu từ đây rất nhiều những Trader rời khỏi thị trường.

Xem thêm: Tham lam, sợ hãi, lý trí, cảm xúc… Bạn có hiểu về tâm lý giao dịch Forex?

Những vấn đề về tâm lý trong giao dịch thường xuất phát từ đâu?

  • Ảnh hưởng từ đám đông: tâm lý đám đông sử dụng nhằm để chỉ nhà đầu tư hành không hành động theo lý trí của mình mà dựa vào đám đông để thực hiện mua bán, chẳng hạn người khác mua vào thì mình cũng mua vào và ngược lại.

Chính hiệu ứng này sẽ dẫn đến tình trạng nhà đầu tư quá sợ hãi hoặc quá hưng phấn. Gây ra tình trạng bong bóng, hoảng loạn bán tháo trên thị trường. Đặc biệt nhất khi thị trường tiêu cực, hiệu ứng dây chuyền (Hiệu ứng Domino) tạo ra một chuỗi giảm sâu không ngừng gây thiệt hại cực kỳ lớn cho các nhà đầu tư.

  • Thiếu hiểu biết: Ở thời điểm hiện tại, trên báo đài phản ánh cực kỳ nhiều về tình trạng các nhà đầu tư rất dễ bị dẫn dụ bởi lời chào mời của các Broker lừa đảo dẫn tới mất tiền. Như Paul Clitheroe từng nói: “Đầu tư vào chính bản thân mình.

Kiến thức và kinh nghiệm là động cơ cho sự giàu có”. Chính vì thế cho nên ở trên thị trường Forex, việc thu nạp kiến thức thông tin giúp chúng ta có nền tảng vững chắc trong giao dịch luôn luôn là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ Trader nào.

  • Hiệu ứng FOMO (Fear of Missing Out): Sự lo sợ bỏ lỡ khi mua cổ phiếu, tiền ảo dẫn đến tình trạng ồ ạt mua theo một cách điên cuồng. Mặc dù vậy nhưng mà, kết quả nhận được mãi mãi chỉ là thua lỗ mà thôi. Đây chính là điều hoàn toàn dễ hiểu khi cảm xúc đã chi phối toán bộ hành động và họ cũng chẳng còn đủ tỉnh táo để kịp phản ứng với thị trường khắc nghiệt này.
  • Quá tự tin hoặc tự ti: Tự ti tạo nên tính dè dặt và tự tin tạo nên sự chủ quan trong đầu tư. Có nhiều trường hợp muốn ra oai, chứng tỏ bản thân của họ chẳng kém cạnh ai và không ngừng mua bán, nhồi lệnh, không tuân thủ nguyên tắc và kết quả họ phải chịu thua lỗ. Khác, nhà đầu tư tự ti khi họ không đủ tự tin để bám sát vào chiến lược và kế hoạch giao dịch đã đề ra.

7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch của Trader giúp đầu tư thành công

Bước 1: Thiết lập nguyên tắc giao dịch

Việc xây dựng nguyên tắc và giữ kỷ luật là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi một Trader. Giúp mang lại hiệu quả giao dịch cao nhất. Với những ai đi với thị trường đủ lâu, thì nghiễm nhiên anh em sẽ nhận ra rằng nguyên tắc và kỷ luật luôn luôn phải có nếu muốn tồn tại trên thị trường này. Để thiết lập nguyên tắc, anh em phải:

  • Xác định cách giao dịch: Để bắt đầu anh em mình cần xác định và thiết lập cách giao dịch của chính bản thân chúng ta, ví dụ như: phân tích gì? tín hiệu ra sao? vào lệnh thế nào? chốt lời điểm nào? chốt lỗ ra sao? chốt lệnh trong ngày hay qua đêm? Từ đó, tạo nên phương pháp của riêng cho anh em để tận dụng một cách hiệu quả nhất.

Thí dụ: chúng ta giao dịch theo phương pháp Price Action và đặt nguyên tắc chốt lời 5%- 10%, và chốt lỗ 7%.

  • Tuân thủ nguyên tắc đã đặt ra: Anh em cần lập ra rất nhiều những nguyên tắc chung khi giao dịch. Mỗi người chúng ta luôn có những tính cách, thói quen và cách thức giao dịch riêng, không ai giống ai cả. Chính vì thế cho nên, hãy tuân thủ đúng nguyên tắc của bản thân để có thể đạt được hiệu quả nhất nhé.

Bước 2: Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm

Không phải ai cũng có thể hoàn thành được tất cả sự biến động khôn lường của thị trường. Cho dù phân tích kỹ thuật hay cơ bản và cập nhật tin tức thị trường đôi phần sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá cả nhưng mà hoàn toàn cũng phải dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của bản thân để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Bước 3: Ghi chép nhật ký giao dịch

Một quyển nhật ký giao dịch sẽ vô cùng tốt giúp cho Trader thấy chính bản thân của họ tại các mốc thời gian cụ thể. Theo như mình tìm hiểu thì nhật ký giao dịch này không chỉ đơn thuần một bản tóm tắt mà còn ghi chép lại cảm xúc và hành động cụ thể của anh em chúng ta.

Từ đấy trở đi, quyển sổ sẽ cung cấp trạng thái của tài khoản, phương pháp, kinh nghiệm và đầy đủ quá trình giao dịch chúng ta tại 1 thời điểm. Nó phản ánh độ hiệu quả đầu tư và từ đó đem tới cơ hội giao dịch hiệu quả hơn trong tương lai. Một vài nội dung cần ghi chép có thể kể đến như:

  • Từng giao dịch thành công như thế nào
  • Các tài sản đầu tư nào đang sinh lời tốt hơn
  • Mật độ giao dịch
  • Ghi chép cảm xúc và hành động cụ thể trong từng giao dịch.

7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch của Trader giúp đầu tư thành công

Thường xuyên viết nhật ký giúp anh em hiểu tâm lý bản thân

 

Bước 4: Hãy theo đuổi sự tiến bộ chứ đừng bao giờ theo đuổi sự hoàn hảo.

Becky Beaupre Gillespie đã từng nói, “Tốt vừa đủ mới là hoàn hảo”. Khi chúng mình giao dịch, việc đặt mục tiêu 10 – 20% là hoàn toàn hợp lý tuy nhiên thì có lúc thị trường biến động việc chốt lãi 7% là quá tốt rồi. Khi ép buộc bản thân phải hoàn hảo sẽ tạo nên một áp lực vô cùng lớn tới hoạt động đầu tư.

Chính vì thế cho nên, đừng là một nhà đầu tư cứng ngắc, bảo thủ mà hãy luôn luôn nhanh nhạy để có thể kịp thời ứng phó với các biến động khôn lường của thị trường.

Bước 5: Kiên định và tỉnh táo

Đọc thông tin thường xuyên và chọn lọc nguồn thông tin chính thống hoặc các nhận định chuyên môn cao, dự đoán có căn cứ, có số liệu vững chắc. Ngoài ra, hãy luôn luôn tỉnh táo, sáng suốt trước toàn bộ những luồng thông tin trái chiều đang cố điều hướng anh em mình, làm cho mình dễ rơi vào các hiệu ứng tâm lý như FOMO, tâm lý đám đông,…

Không những thế mà ở trong đầu tư, chúng ta hãy luôn luôn kiên định với kế hoạch đã đề ra trước của mình nhé, đừng thay đổi. Việc thay đổi để thích ứng với các diễn biến xấu, chứ không nên từ bỏ trước kế hoạch của chúng ta nhé.

7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch của Trader giúp đầu tư thành công

“Hãy cố gắng kiên trì, chứ đừng cố gắng hoàn hảo”

Bước 6: Đừng “dán mắt” vào màn hình

Những Trader có cái thói quen cực kỳ xấu mà mình ghét đó chính là dễ bị tâm lý “nghiện” dẫn tới lúc nào cũng dán mắt vào màn hình chỉ để kê lệnh, đặt lệnh. Điều đó ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và tâm lý.

Các anh em nên thường đặt lệnh TP hoặc SL để giúp lệnh được tự động thực hiện và lấy thời gian đó để đọc sách nâng cao kiến thức cho bản thân.

Bước 7: Quản lý vốn thông minh

Nếu như mà trong trường hợp anh em thua 2000$ sẽ hoàn toàn khác với cảm giác thua 200$ đúng không nào? Chính vì vậy cho nên, để chúng ta cần phải quản lý vốn của mình hiệu quả và thông minh nhất có thể, để tránh áp lực thua lỗ ảnh hưởng đến tài khoản của mình.

Thí dụ: Một bài học, chúng ta cần đặc biệt chú ý đó chính là việc cho lệnh liên tù tì quá lớn, trading với lot quá cao khi còn ít kinh nghiệm. Hãy điều chỉnh mức Volume hợp lý và tự đặt giới hạn mức thua lỗ hoàn chỉnh trong phạm vi cho phép, chứ đừng nên chăm chăm vào đặt lệnh thì lúc nào chẳng hay tài khoản sẽ cháy hết.

7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch của Trader giúp đầu tư thành công

Quản lý vốn hiệu quả giúp anh em không bị “cháy tài khoản”

Xem thêm: Quản lý vốn Forex và những điều cần lưu ý

4. Kết luận

Nếu như anh em thấy thông tin mình cung cấp là hữu ích thì hãy chia sẻ cho những anh em khác cùng biết nhé!

Hẹn gặp lại anh em ở những bài viết tiếp theo.